Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời

cách vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời là thiết bị chiếu sáng thông minh, được chế tạo ra dùng để thay thế các loại bóng đèn thông thường giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Hiện nay, đèn năng lượng mặt trời cũng được sử dụng rất thông dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, chiếu sáng đèn đường, nhà ở,… Vậy làm gì để đèn phát huy được công suất tốt, tăng tuổi thọ sử dụng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Jindian Việt cách vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời.

Cách vệ sinh đèn năng lượng mặt trời để hấp thu năng lượng

Trong quá trình sử dụng đèn năng lượng mặt trời để đèn được sử dụng tốt hơn và có độ bền lâu cần phải vệ sinh thường xuyên. Dưới đây là các cách vệ sinh đèn mặt trời đúng cách bạn nên biết:

Thường xuyên tỉa cành cây ở những nơi để tấm pin năng lượng và đèn

Đèn năng lượng mặt trời sử dụng hoàn toàn nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời tự nhiên. Do đó, tại những nơi để tấm pin đèn năng lượng nên cắt tỉa những bụi cây, cành cây cản trở việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Tùy theo tốc độ tăng trưởng của các cành cây trồng trong vườn và những bụi cây mọc xung quanh để lên lịch cắt tỉa để tránh trường hợp pin năng lượng bị che khuất không hấp thu được ánh sáng để sạc năng lượng.

Cắt tỉa cành cây tại nơi đặt tấm pin năng lượng để ánh sáng có thể chiếu trực tiếp lên pin
Cắt tỉa cành cây tại nơi đặt tấm pin năng lượng để ánh sáng có thể chiếu trực tiếp lên pin

>> Hướng dẫn cách tắt cảm biến đèn năng lượng mặt trời

Vệ sinh tấm pin đèn năng lượng

Tấm pin năng lượng được đặt ở bên ngoài để hấp thụ ánh sáng mặt trời chiếu vào. Vì thế sẽ rất hay bị bám bụi bẩn từ xung quanh hoặc các loại lá cây dính lên, bám lâu ngày trên tấm pin sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị, không sạc đủ năng lượng sẽ khiến đèn không hoạt động được tối đa công suất, rút ngắn tuổi thọ của thiết bị. Khi sử dụng cần chú ý vệ sinh tấm pin thường xuyên. Cách để vệ sinh tốt nhất chính là sử dụng tấm vải mềm nhúng vào nước xà bông, lau sạch các bụi bẩn, lá cây bám lâu ngày khó đi. 

Nên chú ý nếu các bộ phận của đèn vẫn còn nóng khi mới hoạt động xong, không nên lau chùi ngay. Thời gian để lau chùi tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều muộn trong ngày. 

Nên vệ sinh mỗi tháng 1 lần nếu vị trí đặt tấm pin ở nơi ít bụi bẩn, xe cộ đi qua. Hoặc tại những khu vực có nhiều bụi bẩn thì nên thực hiện vệ sinh lau tấm pin thường xuyên.

Vệ sinh pin năng lượng mặt trời bằng cách dùng tấm vải mềm lau chùi
Vệ sinh pin năng lượng mặt trời bằng cách dùng tấm vải mềm lau chùi

Vệ sinh bóng đèn và các bộ phận khác

Không chỉ cần vệ sinh mỗi tấm pin năng lượng mặt trời mà ngay cả các bộ phận khác cũng cần được vệ sinh, đặc biệt là bóng đèn sau thời gian hoạt động lâu dài. Đây cũng là cách vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời để giúp làm tăng tuổi thọ sử dụng của các bộ phận. Hãy làm sạch thường xuyên các bộ phận làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa bằng cách dùng vải mềm, bàn chải bông và nước xà bông để vệ sinh bất kỳ các bộ phận nào bị bám bẩn. Các khu vực mặt kính của bóng đèn cũng cần được lau chùi sạch sẽ để đèn có khả năng chiếu sáng hơn, hạn chế được những cản trở của bụi bẩn làm ánh sáng bị mờ.

Tại các bộ phận khác và bóng đèn cũng nên lau chùi thường xuyên mỗi tháng 1 lần
Tại các bộ phận khác và bóng đèn cũng nên lau chùi thường xuyên mỗi tháng 1 lần

Các cách bảo trì năng lượng đèn mặt trời 

Cách vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời là rất cần thiết để bảo quản và sử dụng đèn được tốt hơn.

Kiểm tra pin năng lượng có bị ăn mòn hay không

Nếu pin lưu trữ năng lượng của bạn không thể sạc đầy hay đèn không hoạt động được bình thường có thể là do pin năng lượng của bạn đã bị hư hỏng. Cần kiểm tra ngay và thay thế để pin có thể hấp thụ được năng lượng mặt trời và sử dụng được trong thời gian tối đa nhất. 

Cần sử dụng các công cụ để tháo dỡ các bộ phận cố định và mở vỏ pin ra xem, bạn sẽ tìm thấy lớp bụi bẩn hoặc ăn mòn ở bên trong. Nếu bên trong lớp pin bị ăn mòn có thể dùng bàn chải mềm để kỳ cọ các lớp ăn mòn bên trong. Tuy nhiên, nếu lớp ăn mòn bị bám lâu ngày và cứng đầu hãy dùng tấm giấy nhám mịn để loại bỏ. Còn nếu trong trường hợp không thể vệ sinh được thì nên thay thế.

Kiểm tra bóng đèn và các bộ phận thường xuyên

Trong quá trình vệ sinh bóng đèn và các bộ phận khác, bạn cũng nên kiểm tra xem có chỗ nào bị hư hỏng hay không. Chẳng hạn như nứt bóng đèn hay các bộ phận bằng nhựa hoặc kim loại bị  gãy hỏng. Nếu tìm thấy những chỗ hư hỏng bên trong hãy nhanh chóng mua đồ về thay thế hoặc đem đến các địa chỉ bán đèn để được bảo hành.

Kiểm tra kỹ các bộ phận, bóng đèn có bị hư hỏng và thay thế để đảm bảo hoạt động của đèn bình thường
Kiểm tra kỹ các bộ phận, bóng đèn có bị hư hỏng và thay thế để đảm bảo hoạt động của đèn bình thường

Kiểm tra các dây kết nối

Một trong những ưu điểm khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời chính là không cần phải sử dụng các dây điện loằng ngoằng để kết nối. Thế nhưng vẫn cần đến một vài dây dẫn để kết nối đèn và pin năng lượng. Do đó cần phải chú ý xem các loại dây dẫn có bị đứt hoặc hỏng hay không để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động của đèn.

>> Cách thay pin đèn năng lượng mặt trời chuẩn nhất

Lời kết

Trên đây là một số cách vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời giúp cho đèn được sử dụng lâu hơn. Hy vọng những thông tin mà Jindian Việt chia sẻ sẽ giúp bạn bỏ túi được kinh nghiệm khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời mà không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang có nhu cầu mua đèn năng lượng mặt trời hãy truy cập website: https://jindian.vn/ để tham khảo và đặt mua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo
/* * Code sửa lỗi link zalo.me/{sđt} */ add_action('wp_footer', 'devvn_fix_zalome', 999); function devvn_fix_zalome(){ ?> var rocket_beacon_data = {"ajax_url":"https:\/\/jindianviet.com\/wp-admin\/admin-ajax.php","nonce":"e29394718c","url":"https:\/\/jindianviet.com\/cach-ve-sinh-va-bao-tri-den-nang-luong-mat-troi","is_mobile":false,"width_threshold":1600,"height_threshold":700,"delay":500,"debug":null,"status":{"atf":true},"elements":"img, video, picture, p, main, div, li, svg, section, header, span"}