Đèn năng lượng mặt trời là sản phẩm không còn xa lạ gì với người tiêu dùng Việt Nam. Với công dụng giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và tiết kiệm đáng kể chi phí tiêu thụ điện năng. Vì thế sản phẩm ngày càng được sử dụng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu các loại đèn này về Việt Nam để kinh doanh. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời về Việt Nam ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Jindian Việt!
Ưu điểm của đèn năng lượng mặt trời là gì?
Với sự phát triển của nền công nghệ ngày càng hiện đại, nhiều nhà khoa học đã phát minh và chế tạo ra đèn năng lượng mặt trời. Đây được coi như là một giải pháp hoàn hảo giúp chiếu sáng cho con người, dựa vào nguyên lý hoạt động hấp thu bức xạ ánh sáng của mặt trời chiếu vào các tấm pin năng lượng chuyển hóa thành điện năng để chiếu sáng. Dòng điện năng lượng khi được hấp thu vào tấm pin năng lượng sẽ đưa đến bộ điều khiển và sạc vào ắc quy để tích trữ nguồn điện. Khi trời tối hệ thống đèn năng lượng sẽ tự động bật và tắt nếu trời sáng.
Với nguyên lý hoạt động tích tụ điện năng từ ánh sáng mặt trời sẽ giúp bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm, kiệt quệ tài nguyên. Tận dụng nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên còn giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc sử dụng điện pha thông thường.
Ngày nay, đèn năng lượng mặt trời được ứng dụng rất nhiều để chiếu sáng tại các khu công viên, đường cao tốc, đèn đường, nhà xưởng, sân vườn, khu đô thị,…
>> Sự khác biệt giữa đèn Downlight và Spotlight
Các thủ tục cần có để nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời
Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời là một trong những bước vô cùng quan trọng, quyết định đơn hàng của bạn có thể dễ dàng thông quan hay không. Dưới đây là các thủ tục thông quan bạn cần nắm rõ:
Hồ sơ chuẩn bị
Trước khi nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời cần phải tìm hiểu rõ mọi quy định về thủ tục thông quan và chuẩn bị đẩy đủ các giấy tờ cần thiết có trong hồ sơ như:
- Vận đơn
- Hóa đơn thương mại
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ ngành hàng
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán
- Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Nhập khẩu đèn năng lượng về Việt Nam sẽ phải trải qua nhiều bước cùng với nhiều loại hồ sơ khác nhau. Vì thế nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng các quy trình thực hiện ở đâu sẽ rất khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục hồ sơ nhập khẩu.
Để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa cần đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tại nơi có cửa khẩu và xin giấy chứng nhận. Hoặc cũng có thể đăng ký kiểm tra ở điểm kiểm tra trên địa bàn quản lý hàng hóa đến. Bên cạnh đó, bạn cần đăng ký hợp quy cho sản phẩm đèn năng lượng mặt trời ở trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Mọi hồ sơ Hải quan sẽ được nộp tại Chi cục hải quan tại cửa khẩu hoặc sân bay có lô hàng được nhập để để thuận tiện chp việc đi lại và vận chuyển.
>> Cách sử dụng điều khiển đèn năng lượng mặt trời đúng cách
Hồ sơ, chứng nhận
Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ như đã nếu trên. Đối với sản phẩm đèn năng lượng mặt trời còn phải lưu ý cần tới các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn.
- Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN
- Dán nhãn sản phẩm.
- Giấy công bố hiệu suất năng lượng.
- Tờ khai giá trị.
Các quy định về thuế nhập khẩu và HS code đèn năng lượng mặt trời
Đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác về Việt Nam, để biết được chính xác thuế nhập khẩu và chính sách áp dụng cho mặt hàng điều đầu tiên cần phải tra cứu mã HS code của sản phẩm. Đối với sản phẩm đèn chiếu sáng công nghệ cần dựa vào tính năng, thành phần, cấu tạo của chúng để tra cứu mã HS code phù hợp.
Quy định thuế nhập khẩu
Quy định về thuế dành cho đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng sẽ bao gồm thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu là 5%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Đối với mặt hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc với CO Form E thuế nhập sẽ là 0%.
Mã HS Code
Để xác định được mã HS code cần phải căn cứ vào loại hàng hóa thực tế, catalogue, tài liệu kỹ thuật doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp. Qua đó, Cục kiểm định Hải quan sẽ giám định sản phẩm và cho ra kết quả kiểm tra thực tế của cơ quan hải quan. Đây chính là những cơ sở pháp lý dùng để áp mã HS code cho mặt hàng đèn led.
Theo công văn của Tổng cục hải quan, trong biểu thuế xuất nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời sẽ thuộc vào nhóm 8539 và 9405. Người nhập khẩu có thể căn cứ vào đó để có thể kiểm tra mã và thuế xuất.
- Với nhóm mã HS 85395000 dành cho đèn đi-ôt phát quang sẽ có thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu là 5%, thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
- Với nhóm mã HS 94051091 thuộc nhóm đèn rọi sẽ có thuế VAT 10%, thuế nhập khẩu 7.5% và thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%.
Ngoài ra để tra cứu mã HS phù hợp doanh nghiệp cũng cần phải kiểm tra mã HS của các thiết bị đi kèm khác như tấm pin năng lượng mặt trời, giá đỡ,…
Lời kết
Trên đây là những thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời mà bạn nên biết, giúp cho thủ tục thông quan hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, hạn chế được những rủi ro không đáng có. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN ESHOP
- Văn phòng: Số 5 đường ĐHT 38, Khu phố 6, P. Tân Hưng Thuận, Q. 12, TP HCM.
- Kho hàng: 110/31 Nguyễn Thị Lắng, Tân Tân Phú Trung, Củ Chi, TP HCM
- Mobile: 0934.152.247.
- Email: sales@jindianviet.com.