Biến tần là gì nghe tưởng chừng như quen thuộc nhưng chắc hẳn nhiều người sẽ không hiểu được hết ý nghĩa thực sự. Nếu chuyên về ngành điện tử sẽ không còn xa lạ, nhưng với những người chưa có nền tảng về kiến thức thì sao? Nếu bạn cũng mới chỉ được nghe đến biến tần mà chưa hiểu rõ về nó hãy cùng Jindianviet.com đón đọc bài viết dưới đây.
Biến tần là gì?
Biến tần là gì được nhiều người thắc mắc và muốn tìm hiểu. Được biết biến tần là một thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều từ tần số này chuyển thành dòng điện xoay chiều và ở tần số khác. Hiện nay, biến tần được sử dụng rất rộng rãi với nhiều ứng dụng về công nghiệp. Mục đích chính là để điều khiển về tốc độ của động cơ, đảo chiều quay, làm giảm dòng khi khởi động, giảm độ rung từ đó giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Cụ thể hơn, biến tần chính là loại thiết bị có thể làm thay đổi tần số của dòng điện khi đặt lên cuộn dây bên trong động cơ. Quy trình diễn ra giúp điều khiển được tốc độ của động cơ vô cấp mà không cần phải dùng đến hộp số cơ khí. Các biến tần sẽ sử dụng các linh biện bán dẫn từ đó đóng ngắt một cách tuần tự dòng điện được đặt vào cuộn dây. Điều này giúp cho sản sinh ra tư xương và làm đông cơ quay.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần là gì?
Không chỉ cần hiểu biến tần là gì, bạn cũng nên có kiến thức về cấu tạo và nguyên lý của ó. Được biết, biến tần có rất nhiều loại và đương nhiên mỗi loại cũng sẽ có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, biến tần vẫn có cấu tạo chung với các thành phần chính và đặc biệt nguyên lý hoạt động cũng sẽ tương tự. Cụ thể:
Cấu tạo của biến tần là gì?
Biến tần nói chung thường sẽ có cấu tạo gồm 5 phần chính tương tự và có mục đích giống nhau. Cụ thể:
- Mạch nguồn: Là nơi cung cấp ra điện năng cho biến tần.
- Mạch điều khiển: Trung tâm điều khiển biến tần, là nơi tiến hành chức năng điều khiến, lập trình và thực hiện việc bảo vệ.
- Mạch chuyển đổi tần số: Mạch chính của biến tần có nhiệm vụ đổi tần số dòng điện. Mạch chính này gồm có bộ chỉnh lưu, bộ lọc và bộ nghịch lưu.
- Mạch bảo vệ: Gồm có thiết bị bảo vệ sự quá tải/ quá dòng, bảo vệ sự cố.
- Màn hình/ bàn phím: Thực hiện thao tác giám sát, cài đặt, điều khiển.
Ngoài ra, biến tần còn được tích hợp module, bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng một chiều, điện trở hãm…
Nguyên lý hoạt động của biến tần là gì?
Cấu tạo của biến tần đã được giải thích cụ thể ở trên, vậy còn nguyên lý hoạt động của biến tần là gì? Với cấu tạo như trên, biến tần hoạt động cũng khá đơn giản và dễ hiểu. Dưới đây là nguyên lý chi tiết cho hoạt động của biến tần bạn có thể tham khảo:
- Biến tần sẽ nhận nguồn đầu vào từ nguồn điện (1 pha hoặc 3 pha). Nguồn điện sẽ được chỉnh lưu, lọc thành nguồn điện 1 chiều thông qua bộ chỉnh lưu.
- Điện áp 1 chiều được biến đổi thành điện áp xoay chiều 3 pha thông qua việc tự kích hoạt. Từ đó sẽ tạo ra điện áp xoay chiều 3 pha nhờ điều chế độ rộng xung PWM.
- Tần số tín hiệu đầu ra phụ thuộc vào tín hiệu điều khiển, các tham số được lập trình. Người sử dụng có thể cài đặt chế độ hoạt động trước hoặc cũng có thể điều khiển biến tần trực tiếp.
- Trong khi hoạt động, biến tần có thể phát hiện ra các sự cố như quá tải, quá áp, mất pha, sụt áp…. Sau đó biến tần đưa ra cảnh báo hoặc có thể ngừng việc cấp điện.
Xem thêm:
- Lắp đèn năng lượng mặt trời cho tàu cá, lợi ích và và quy trình
- Cách sử dụng điều khiển đèn năng lượng mặt trời đúng cách
Những lợi ích của biến tần là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý của biến tần là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn biến về lợi ích của biến tần. Biến tần rất được chú trọng và quan tâm bởi thực tế nó mang lại không ít các lợi ích trong công nghiệp cũng như dân dụng. Vậy thực tế lợi ích của biến tần là gì?
- Biến tần giúp điều khiến về tốc độ của động cơ thông qua việc điều chỉnh tần số đầu vào. Việc làm này giúp cho độ chính xác tăng cao và khi điều khiển tốc độ cũng sẽ linh hoạt hơn với máy móc hay dây chuyền trong sản xuất.
- Giúp đảo chiều động cơ, người dùng có thể cài đặt sẵn khi máy hoạt động hết hành trình hay khi gặp sự cố cần thực hiện đảo chiều, điều khiển trực tiếp.
- Lợi ích nữa của biến tần là gì? Chính là giúp bảo vệ động cơ máy bằng việc giám sát, đưa ra các cảnh báo hay dừng việc cấp điện nếu không may xảy ra sự cố quá tải, tăng áp, mất pha…
- Biến tần giúp điều khiển cũng như giám sát ở trung tâm được dễ dàng hơn.
- Biến tần giúp tiết kiệm điện năng một cách đáng kể hơn rất nhiều so với sử dụng phương pháp chạy động cơ trực tiếp.
- Động cơ sẽ tăng tuổi thọ hơn khi có biến tần, từ đó giảm chi phí bảo trì, động cơ không bị quá tải.
- Động cơ sẽ giảm việc gây ra tiếng ồn và độ rung, giúp bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Lời kết
Biến tần là gì, nó có cấu tạo như thế nào và nguyên lý hoạt động ra sao đều đã được giải đáp một cách cụ thể. Ngoài ra, những lợi ích của biến tần mang lại cũng rất lớn đối với dành gia dụng và công nghiệp. Tin rằng, qua bài viết này, bạn đọc cũng đã có những kiến thức nhất định về biến tần cũng như hiểu lợi ích của biến tần đối với đèn.